(Phản biện) - Thực tiễn giải quyết các vụ án, vụ việc tranh chấp hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất (CNQSDĐ) không có công chứng, chứng thực trước ngày Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành vẫn còn nhiều bất cập. Trong phạm vi bài viết này tác giả nêu lên những vướng mắc, bất cập để bạn đọc cùng trao đổi nhằm hoàn thiện các quy định về pháp luật.
(Phản biện) - Sau khi thụ lý vụ án “Tranh chấp quyền sử dụng đất” giữa nguyên đơn là ông Võ Ngọc Mười bà Nguyễn Thị Thuỷ, bị đơn là ông Nguyễn Khắc Hải bà Võ Thị Thuyên, Tòa án đã có quyết định trưng cầu giám định “Giấy sang nhượng” và “Giấy sang nhượng hoa màu”, đây là các quyết định cần thiết để để làm rõ nội dung vụ tranh chấp, tuy vậy, tranh cãi giữa hai bên vẫn chưa dứt. Cần có sự tôn trọng sự thật khách quan và dựa trên căn cứ pháp luật để giải quyết vụ việc là vấn đề đặt ra hiện nay.
(Phản biện) - Án lệ số 52/2021/AL về hiệu lực của hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất khi chưa đăng ký quyền sử dụng đất được Hội đồng Thẩm phán TANDTC thông qua ngày 25/11/2021 và được công bố theo Quyết định số 594/QĐ-CA ngày 31/12/2021 của Chánh án TANDTC.
(TVLMP) - ThS. NGUYỄN THỊ VÂN ANH (Trường Đại học Luật – Đại học Huế) - Bài viết đưa ra một số ý kiến bình luận về vụ án, chế định hứa thưởng, hợp đồng hứa thưởng cũng như một số vấn đề cần rút kinh nghiệm khi giải quyết các vụ án này.
(TVLMP) - Dự thảo án lệ số 05 là hình thức giải thích cụ thể về một tình huống liên quan đến quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề...
(TVLMP) - Án lệ số 39/2020/AL về xác định giao dịch dân sự có điều kiện vô hiệu do điều kiện không thể xảy ra được Hội đồng phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 13 tháng 8 năm 2020 và được công bố theo Quyết định số 276/QĐ-CA ngày 02 tháng 10 năm 2020 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Án lệ này do Hội đồng xét xử giám đốc thẩm gồm 5 Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đề xuất.
(TVLMP) - Án lệ số 38/2020/AL về việc không thụ lý yêu cầu đòi tài sản đã được phân chia bằng bản án đã có hiệu pháp luật, được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 13 tháng 8 năm 2020 và được công bố theo Quyết định số 276/QĐ-CA ngày 02 tháng 10 năm 2020 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Án lệ này do Hội đồng xét xử giám đốc thẩm gồm 5 Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đề xuất.
(TVLMP) - Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2015 có nhiều quy định mới, trong đó có quy định liên quan đến việc Tòa án xem xét, xử lý đơn khởi kiện, giải quyết vụ án dân sự mà người bị kiện, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không có mặt tại nơi cư trú. Tuy nhiên, việc áp dụng các quy định này và các quy định pháp luật về cư trú tại các Tòa án trong thời gian qua còn chưa có sự thống nhất. Trong phạm vi bài viết, tác giả xin nêu lên một số vướng mắc trong thực tiễn liên quan đến việc áp dụng quy định pháp luật giải quyết vụ án dân sự khi người bị kiện, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại nơi cư trú trong thời gian qua.
(TVLMP) - Thực tiễn hiện nay, việc xác định người khởi kiện có quyền khởi kiện lại hay không khi trong quá trình giải quyết vụ án họ tự nguyện rút đơn khởi kiện có nhiều quan điểm khác nhau, cần có cách hiểu đầy đủ để việc áp dụng pháp luật được thống nhất.
(TVLMP) - Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, giống như các đương sự khác, bị đơn cũng có quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu phản tố của mình. Tuy nhiên, trong thực tiễn để được Tòa án chấp nhận việc thay đổi, bổ sung yêu cầu phản tố của bị đơn vẫn còn có quan điểm khác nhau khi xác định thế nào là vượt quá phạm vi yêu cầu ban đầu. Trong bài viết này, tác giả Luạt sư NGUYỄN NGỌC SƠN (Công ty Luật TNHH MTV E&V) sẽ giới thiệu, phân tích một số quan điểm thông qua một vụ án thực tế liên quan đến phạm vi, hệ quả pháp lý của việc thay đổi, bổ sung yêu cầu phản tố của bị đơn.
(TVLMP) - Bài này luận giải, phân tích các nội dung sau: Yêu cầu “không công nhận quan hệ vợ chồng” được Tòa án thụ lý và giải quyết theo thủ tục vụ án dân sự hay việc dân sự; trường hợp các bên có yêu cầu giải quyết vấn đề về con chung, tài sản chung cùng với yêu cầu “không công nhận quan hệ vợ chồng” thì Tòa án thụ lý và giải quyết theo thủ tục nào?